Đồng Nai phê duyệt Đề án giảm thiểu khí các-bon hướng tới phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050

Đồng Nai phê duyệt Đề án giảm thiểu khí các-bon hướng tới phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050

Ngày đăng: 25/04/2025 10:41 AM

    Ngày 14/03/2024, UBND tỉnh Đồng Nai đã chính thức phê duyệt Đề án giảm thiểu khí các-bon đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 385/QĐ-UBND. Đây là bước đi chiến lược nhằm đánh giá toàn diện hiện trạng phát thải khí nhà kính, từ đó xác định mục tiêu và giải pháp phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh, đồng thời tích hợp vào quy hoạch phát triển tổng thể của Đồng Nai.

    Lộ trình giảm phát thải được chia làm 4 giai đoạn cụ thể:

    • Giai đoạn 2025-2030: Giảm phát thải 20%

    • Giai đoạn 2030-2035: Giảm phát thải 45%

    • Giai đoạn 2035-2045: Trung hòa carbon

    • Giai đoạn 2045-2050: Đạt phát thải ròng bằng 0

    Bảy lĩnh vực trọng điểm cần ưu tiên cắt giảm phát thải gồm:

    1. Công nghiệp: Tập trung vào ngành thép, xi măng, gỗ, dệt may

    2. Giao thông vận tải: Khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng, xe điện, xăng E5

    3. Nông nghiệp và lâm nghiệp: Áp dụng canh tác thông minh, quản lý rừng bền vững

    4. Xây dựng và bất động sản: Tăng cường nhà ở xanh, vật liệu thân thiện môi trường

    5. Năng lượng: Sử dụng điện sạch, phát triển hydrogen, amoniac xanh

    6. Chất thải: Tăng tỷ lệ xử lý chất thải, giảm phát thải từ bãi rác

    7. Kinh tế tuần hoàn: Thúc đẩy tái chế, tái sử dụng, tối ưu hóa tài nguyên

    Giải pháp nổi bật trong giai đoạn đến 2030:

    • Khuyến khích sử dụng năng lượng xanh trong giao thông và công nghiệp

    • Phát triển các dự án năng lượng sạch: hydrogen, amoniac xanh, lưu trữ năng lượng

    • Hình thành và vận hành thị trường tín chỉ carbon kết nối trong nước và quốc tế

    • Báo cáo, thống kê chi tiết mức giảm phát thải theo ngành và địa phương

    • Thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp, trung tâm logistics

    Cơ chế tổ chức thực hiện:

    Ban Chỉ đạo về Tăng trưởng xanh tỉnh Đồng Nai đóng vai trò điều phối chung. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở ngành thực hiện nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch, huy động vốn viện trợ, tổ chức đào tạo cán bộ, và triển khai hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu.